Bạn đang đang lập kế hoạch đi Nhật Bản làm việc.
Bạn tính toán và tìm hiểu rất nhiều và vấn đề bạn đang bối rối chính là việc bạn chưa từng nói chuyện hoặc làm việc với người Nhật.
Vậy làm thế nào để có thể gây ấn tượng và lọt vào mắt nhà tuyển dụng. Qua bài viết này, Vinamex xin chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giúp các bạn vượt qua kỳ phỏng vấn mở ra cánh cửa cơ hội làm việc Nhật bản cho riêng mình.
Văn hoá của Nhật Bản khác với văn hoá của Việt Nam. Do đó, sắc thái biểu hiện của ngôn ngữ cũng có những nét đặc thù riêng. Bên cạnh đó người Nhật rất coi trọng lễ nghi phép tắc. Khi trình độ tiếng Nhật của chúng ta còn hạn chế thì cách duy nhất để đạt điểm cao từ nhà tuyển dụng chính là biểu hiện thái độ. Từ đó nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy rằng: “
Bạn này có thái độ tốt thì trong công việc cũng sẽ hoàn thành tốt”.
Kinh nghiệm phỏng vấn đơn hàng đi Nhật với người Nhật
Trình tự thông thường của một buổi phỏng vấn như sau:
1. Vào phòng phỏng vấn
2. Chào hỏi và giới thiệu bản thân
3. Những câu hỏi của nhà tuyển dụng và cách trả lời của bạn
4. Câu hỏi của bạn cho nhà tuyển dụng
1. Vào phòng phỏng vấn:
a. Trước khi bước vào phòng phỏng vấn các bạn phải gõ cửa phòng 2 lần (ở Việt Nam cũng vậy nhưng không có quy định cụ thể là gõ cửa mấy lần. Đây là phép lịch sự tối thiểu khi vào phòng nhé).
b. Sau khi các bạn cùng chào, khi khách nói “
はい、どうぞ“ “hai, douzo” có nghĩa là “vâng, xin mời vào” thì bạn mở cửa phòng cúi người và nói ”
しつれいします“ “ Shi Tsu Rei Shi Ma Su” có nghĩa là “Tôi xin phép ạ”.
c. Sau khi bạn và tất cả các ứng viên đã chào và xin phép vào phòng, các bạn xếp hàng thẳng ngay ngắn hướng mặt nhìn về phía Giám Đốc, 1 người trong số các bạn cần phải hô to : " Minna San ! Rei" - Có nghĩa là " Mọi người ! Chào"
- " Kon Ni Chi Wa" - " chào buỏi trưa, chiều "
- "Douzo Yoro Shi Ku Onegaishimasu" - " Rất mong nhận được sự giúp đỡ "
d. Sau khi các bạn cùng chào, khi khách nói “
はい、どうぞ“ “hai, douzo” có nghĩa là “vâng, xin mời vào” thì bạn mở cửa phòng cúi người và nói ”
しつれいします“ “ Shi Tsu Rei Shi Ma Su” có nghĩa là “Tôi xin phép ạ”.
e. Khi khách mời bạn ngồi, trước khi ngồi xuống ghế bạn nên nói lại một lần câu ”
しつれいします“ “ Shi Tsu Rei Shi Ma Su” có nghĩa là “Tôi xin phép ạ”. và ngồi xuống.
2. Chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật trong phỏng vấn
Là một đất nước coi trong lễ nghĩa, người Nhật không chỉ đánh giá một con người qua vẻ bề ngoài và cách giao tiếp, mà còn đánh giá qua thái độ có tôn trọng và đúng mực không. Trong đó, cúi chào là một hành động vô cùng quan trọng và phổ biến. Bởi bạn cần phải thực hiện nó hằng ngày.
Trong văn hóa Nhật Bản, người cúi chào sẽ thể hiện sự kính trọng của mình đối với đối phương bằng cách cúi người từ phần eo trở lên. Song song với hành động này là những câu chào như: "
Ohayo gozaimasu" (chào buổi sáng), "
Konnichi wa" (chào buổi trưa) hoặc những câu cảm ơn, xin lỗi như “
Arigato Gozaimasu” (cảm ơn), “
Sumimasen” (xin lỗi).
Vậy có những cách cúi chào nào người Nhật hay sử dụng? Dựa vào độ thấp của cái cúi chào, người Nhật phân ra 3 kiểu cúi chào chính như sau:
- Cúi chào Kiểu Eshaku
Eshaku là kiểu chào phổ biến nhất, sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Người Nhật sẽ cúi đầu và mình xuống khoảng 15 độ khi gặp bạn bè, đồng nghiệp hoặc người cùng cấp bậc với mình.
- Cúi chào Kiểu Keirei
Kiểu Keirei là kiểu chào thường được bắt gặp trong lần đầu gặp mặt, các cuộc hội họp quan trọng, sử dụng với khách hàng, cấp trên hoặc những người lớn tuổi hơn mình. Người chào sẽ cúi đầu khoảng 30 độ.
- Cúi chào Kiểu Saikeirei
Đây là kiểu chào trang trọng nhất. Với kiểu Saikeirei, người Nhật sẽ cúi gập người 45 độ. Cách chào này thể hiện thành ý sâu sắc khi cảm ơn hoặc xin lỗi người khác bằng cả tấm lòng.
Hướng dẫn cách cúi chào của người Nhật đúng nhất:
Tư thế cúi chào đẹp nhất là đứng chụm hai chân lại, mình cúi về phía trước , phần eo và chân giữ thẳng. Nên chú ý khoảng cách với dối phương, bởi người Nhật vốn không thích tiếp xúc quá gần, đặc biệt là lần đầu gặp mặt.
- Cách cúi chào đối với Nam: Hai bàn tay duỗi thẳng, các ngón tay khép lại, hai cánh tay sát bên sườn thật tự nhiên và cúi xuống.
- Cách cúi chào đối với Nữ: Hay bàn tay duỗi thẳng, tay phải đặt lên tay trái tạo thành hình chữ V. Các ngón tay duỗi thẳng và cúi chào.
Một trong những quy tắc bất biến trong văn hóa Nhật đó là: “Tôn trọng bề trên”. Vì vậy, bạn cần phải cúi chào người cao tuổi hơn hoặc có địa vị xã hội cao hơn mình!
Ngày nay, nghi thức cúi chào không còn quá khắt khe và bất di bất dịch như xưa. Lần đầu tiên gặp mặt hoặc gặp mặt đối tác, việc cúi chào cần được chú trọng nhất. Với các mối quan hệ thân thiết, nghi thức này được giản lược hơn thành những cái gật đầu nhé, hay một cái vẫy tay, một lời chào và đương nhiên kèm theo một nụ cười thân thiện. Có thể nói, người Nhật đã và đang rất nỗ lực thay đổi để hòa nhật với thế giới.
(bài viết đang được cập nhật)